-
Dịch vụ thiết kế và thi công mái bạt căng
-
Thiết kế bạt che
Thiết kế bạt che là một hình thức thiết kế khá phổ biến ở các nước phát triển nằm tạo ra những không gian mát mẻ để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài trời hoặc để tránh nắng gắt chiếu vào nhà, hay che chắn cho những chiếc xe đắt tiền ngoài nhà. Ở Việt Nam, bạt che đã có từ lâu và được sử dụng nhiều trong đời sống của người dân nhưng thiết kế bạt che lại chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, khi các khách sạn, resort, biệt thự sang trọng, các trường mầm non quốc tế, các trung tâm thương mại sầm uất… mọc lên ngày càng nhiều.
-
Thiết kế bạt che
Thiết kế bạt che hiểu một cách đơn giản là những tấm bạt che được thiết kế đẹp để không chỉ làm chức năng che chắn mưa nắng cho không gian mà còn để trang trí, làm đẹp, tôn kiến trúc. Để đảm bảo công năng cũng như tính thẩm mỹ của bạt, bạt cần được làm từ chất liệu bền chắc, có khả năng chịu mưa nắng tốt, màu sắc, hình dáng đẹp và đa dạng để làm tăng khá năng biến tấu trong thiết kế và thi công bạt che.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho các công trình, thiết kế và thi công bạt che chuyên nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, khiến công trình kiến trúc (quán cà phê, nhà hàng, khách sạn…) trở nên đẹp hơn và hoàn hảo hơn.
-
Chất liệu thường được dùng để thiết kế và thi công bạt che là gì?
Tùy vào tính năng của bạt che mà chất liệu để làm bạt cũng sẽ khác nhau. Hiện tại, Hoang Gia có 3 chất liệu nhập khẩu phổ biến cho thiết kế và thi công bạt che, bao gồm:
-
Vật liệu bạt
- Vải HDPE: là một chất liệu bạt che thông dụng, có tính chống thấm nước nên có thể che được cả nắng và mưa. HDPE cực kỳ bền bỉ, chịu đựng tốt trong nhiều môi trường chất lỏng khác nhau như muối, kiềm, axit hay mưa axit. HDPE cũng chịu nhiệt tốt, không bị cơ lý hóa, lão hóa dưới tác động của tia cực tím. Ngoài ra, vải HDPE nhẹ hơn nhiều so với một số chất liệu vải chống thấm nước khác như: PVC chống thấm nước. Trọng lượng 300gr/m2, độ bền từ 3-5 năm
- Vải PVDF: là một chất liệu bạt che cao cấp hơn HDPE với nhiều tính năng ưu việt như: độ bền cao (từ 7-10 năm), khả năng chống nước tốt, chịu được nhiệt, chống tia UV, trọng lượng của chất liệu này từ 500-700 gr/m2
- Vải ETFE: là chất liệu bạt che cao cấp nhất hiện nay, thường được dùng để thi công các công trình bạt che đặc thù như bạt che sân vận động. Chất liệu này có độ bền có thể lên đến 15-20 năm, chống thấm nước, chống tia cực tím, chịu nhiệt tốt.
-
Tiêu chuẩn của một chiếc bạt che chất lượng
-
Đảm bảo công năng
Che chắn là yếu tố đầu tiên khi người ta nghĩ đến bạt che nên nếu bạt che không đảm bảo được công năng này thì dù bạt che được thiết kế đẹp như thế nào thì cũng vô dụng. Chính vì vậy, tiêu chí đầu tiên để đánh giá bạt che chính là bạt che có đảm bảo được công năng che chắn tốt. Để giúp bạt che đảm bảo tiêu chí này thì chất liệu làm bạt phải chất lượng, vị trí thi công bạt phải hợp lý và được tính toán kỹ.
-
Tính bền
Tính bền ở đây chính là tuổi thọ của bạt. Nhiều người nhìn thấy bạt che có vẻ mỏng manh nên thường có suy nghĩ nghi ngờ về tính lâu dài của bạt che. Nhưng thực tế những chiếc bạt che chất lượng có tuổi thọ lên đến 10 -15 năm. Vì vậy, trước khi thi công bạt, bạn hãy làm việc với công ty thiết kế và thi công bạt che để hỏi kỹ càng về tuổi thọ của bạt cũng như các chính sách bảo hành khác.
-
Tính thẩm mỹ
Nếu bạt che của bạn thiếu tính thẩm mỹ, nó có thể khiến cho cả khu biệt thự sang trọng trở nên kém phần sang trọng, khiến khách sạn đang đẹp lỗng lẫy trở nên kém đẹp… nên tính thẩm mỹ của bạt che cũng quan trọng như những yếu tố khác để nó khiến công trình kiến trúc thêm đẹp. Tiêu chí để đánh giá sản phẩm bạt che đẹp hay không thường là: hình dáng bạt có đẹp và phù hợp với tổng thể công trình hay không, màu sắc bạt che có hài hòa với tổng thể màu sắc của công trình hay không, vị trí bạt có thực sự thích hợp để che chắn hay giải trí không.
-
Tính chắc chắn
Nếu bạt che không được thi công đúng kỹ thuật, bạt che có thể không chắc chắn, bung, rớt, sụp. Chính vì vậy, khi chọn đối tác để thiết kế và thi công bạt che, bạn nên chọn những công ty làm bạt che chuyên nghiệp để đảm bảo bạt che được thi công đúng kỹ thuật và chắc chắn.
Quy trình thiết kế và thi công bạt che
Bước 1: Khảo sát thực tế hiện trường để xem các hướng thiết kế và thi công bạt
Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế, duyệt bản vẽ, chỉnh sửa và final để chuẩn bị thi công
Bước 3: Cắt, may bạt theo bản vẽ và chuẩn bị thi công
Bước 4: Tiến hành thi công
Bước 5: Nghiệm thu và bảo hành công trình